Với tình trạng hỏa hoạn xảy ra liên tục như hiện nay thì việc trang bị hệ thống bơm chữa cháy là yêu cầu tối cần thiết đối với các cơ sở sản xuất, khu dân cư, trung tâm thương mại, trường học…
Hệ thống bơm chữa cháy phải luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng cứu các tình huống khẩn cấp thì mới được xem là một hệ thống đúng tiêu chuẩn.
Hệ thống bơm chữa cháy là gì? Tầm quan trọng của hệ thống bơm chữa cháy
Hệ thống bơm chữa cháy là giải pháp phòng cháy chữa cháy, cứu hộ hỏa hoạn khẩn cấp mà bắt buộc các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh phải trang bị.
Tùy quy mô và điều kiện mà các hệ thống PCCC sẽ có công suất khác nhau. Nhưng cơ bản, bắt buộc một hệ thống bơm chữa cháy cần có đầy đủ cấu tạo gồm 03 cụm bơm và 01 tủ điều khiển hệ thống:
- Bơm chữa cháy chuyên dụng chạy điện (Bơm chính)
- Bơm chữa cháy bằng động cơ Diesel (Bơm dự phòng)
- Bơm bù áp lực trong đường ống dẫn nước chữa cháy
- Tủ điều khiển cho hệ thống bơm PCCC (Fire Pump Control Panel) hoạt động trên nguyên lý tự động/ bán tự động. Với các thiết bị cảnh báo hiển thị như: Ampe, đồng hồ vôn, đèn, còi báo…
Hệ thống cụm bơm, trạm bơm chữa cháy có nhiệm vụ cung cấp lưu lượng và áp lực nước cần thiết để dập tắt đám cháy hiệu quả. Điều này quan trọng trong việc kiểm soát tình hình cháy nổ. Hệ thống bơm chữa cháy thường được kết nối với nguồn cung cấp nước tập trung như bể chứa nước, hồ chứa nước hoặc hệ thống cấp nước công cộng.
Dưới đây là lý do tại sao hệ thống bơm chữa cháy lại quan trọng trong công tác PCCC tại nhà xưởng, khu dân cư, trường học, khu thương mại điện tử,…
Cung cấp nguồn nước chữa cháy đáng tin cậy: Hệ thống bơm chữa cháy cung cấp lưu lượng nước và áp lực cần thiết để đưa nước từ các nguồn cung cấp đến các điểm phun nước quan trọng. Điều này kiểm soát và ngăn chặn sự lan rộng của ngọn lửa.
Đảm bảo khả năng ứng phó nhanh chóng: Có khả năng cung cấp nước ngay lập tực giúp ứng phó với tình huống khẩn cấp. Khả năng hoạt động liên tục và sự nhanh nhạy của hệ thống bơm là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn.
Kiểm soát cháy nổ hiệu quả: Hệ thống bơm giúp cung cấp lực đẩy đủ mạnh để nước có thể tiếp cận các vị trí cháy và dập tắt chúng hiệu quả nhất.
Bảo vệ tài sản và con người: Khả năng hiệu quả và nhanh chóng của hệ thống bơm chữa cháy có thể ngăn chặn nguy cơ lây lan của ngọn lửa, giữ cho mọi người an toàn và giảm thiểu thiệt hại.
Các loại bơm trong hệ thống bơm cung cấp nước chữa cháy\
Bơm chữa cháy ly tâm trục đứng (Vertical Fire Pump): Đây là loại thường được lắp đặt trong các tòa nhà cao tầng như chung cư, văn phòng, các công trình cao tầng đòi hỏi cột áp bơm lớn.
Hệ thống được thiết kế để cung cấp nước đủ mạnh, áp lực cao để đảm bảo nước chữa cháy có thể đến được các điểm phun tại các tầng cao nhất.
Bơm chữa cháy ly tâm trục ngang nằm (Horizontal Fire Pump): Đây là hệ thống bơm chữa cháy phổ biến nhất. Thường được lắp đặt ở trong các hệ thống PCCC tại mặt đất hoặc các tòa nhà thấp. Bơm thích hợp cho các ứng dụng chữa cháy quy mô lớn bởi nó cung cấp áp lực nước ổn định và lưu lượng cao.
Phân loại máy bơm chữa cháy ly tâm trong hệ thống máy bơm chữa cháy
Tùy thuộc vào mục đích, sự khác nhau cơ bản giữa các loại máy bơm ly tâm chữa cháy là kết cấu và thông số làm việc. Thông thường sẽ được phân loại theo một số cách sau đấy:
Phân loại bơm chữa cháy theo lưu lượng của bơm
- Bơm có lưu lượng thấp: Q<3,5 l/s
- Bơm có lưu lượng trung bình: Q= (3,5 +- 20) l/s
- Bơm có lưu lượng cao: Q>20 l/s
Phân loại theo cột áp của bơm
- Bơm cột áp thấp: H<20 m.c.n
- Bơm cột áp trung bình: H = (20 +- 100) m.c.n
- Bơm cột áp cao: H>100 m.c.n
Phân loại máy bơm theo số bánh công tác lắp nối tiếp trong bơm
- Bơm một cấp: có một bánh công tác lắp trên trục bơm
- Bơm nhiều cấp: có từ hai bánh công tác trở lên lắp trên trục bơm
Ở những máy bơm này, chất lỏng sau khi qua bánh công tắc một lại luân chuyển qua bánh công tắc hai và cứ tiếp tục cho đến hết. Cột áp của bơm nhiều cấp gần bằng tổng cột áp các bánh có trong bơm, còn lưu lượng của bơm là lưu lượng của một bánh.
Phân loại bơm chữa cháy theo số lượng họng hút
- Bơm có bánh công tác hút chất lỏng từ một phía gọi là bơm một miệng hút
- Bơm có bánh công tác hút chất lỏng từ hai phía gọi là bơm hai miệng hút
Phân loại bơm theo số lượng họng đẩy
- Bơm có một họng đẩy: Trên máy bơm chữa cháy khiêng tay như TOHATSU V10-72, SHIBAURA, RABBIT, OTTER….
- Bơm có nhiều họng đẩy: Trên máy bơm chữa cháy TOHATSU V75GS, TOHATSU V82 AS,… máy bơm chữa cháy loại lớn và máy bơm đặt trên xe chữa cháy.
Ngoài ra có thể phân loại theo cách dẫn nước ra khỏi bơm theo phương pháp dẫn động giữa máy bơm và động cơ. Ví dụ như dẫn động bơm bằng động cơ điện, động cơ xăng qua trục các đăng hoặc dẫn động bằng động cơ điện.
Bảo trì hệ thống bơm chữa cháy
Bảo trì hệ thống bơm chữa cháy là công việc cần thiết với quy định yêu cầu tối thiểu 1 lần/tuần. Việc này nhằm mục đích đảm bảo khi cần thiết, hệ thống PCCC sẽ hoạt động tốt, đáp ứng được yêu cầu chữa cháy theo thiết kế của hệ thống.
Theo TCVN 5738/2001 và Thông tư 52, quy định cụ thể một năm cần bảo trì kiểm tra định kỳ bình chữa cháy 3 tháng/lần của nhà máy, cơ quan, xí nghiệp và cần bảo trì hệ thống PCCC 1 lần. Ngoài ra, đơn vị nghiệp vụ và năng lực thực hiện bảo trì hệ thống PCCC cần kiểm tra 6 tháng/lần.
Công tác kiểm tra bao gồm các bước:
- Kiểm tra trung tâm báo cháy điều khiển, bình ắc quy
- Kiểm tra bình chữa cháy
- Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị báo cháy
- Kiểm tra hệ thống máy bơm PCCC…
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan về hệ thống bơm chữa cháy. BAT Group hiện đang cung cấp các dòng bơm chuyên về PCCC. Quý khách có nhu cầu tư vấn hệ thống hay cần lắp đặt hoặc bảo trì bảo dưỡng hệ thống bơm PCCC hãy liên hệ BAT Group ngay hôm nay!